Marketing mục tiêu (hay Target Marketing) là nền tảng là cơ sở cho các quyết định quản trị Marketing. Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc liệt hơn. Vì thế, để có thể tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp cần xác định những bước đi đúng đắn. Chú trọng quan tâm đến hoạt động tiếp thị mục tiêu. Phân khúc thị trường hay thị trường mục tiêu. Hãy cùng VMO khám phá bài viết dưới đây nhé!
Target Marketing – Tiếp thị mục tiêu
Mục lục bài viết
Marketing mục tiêu là gì?
Target Marketing – Marketing mục tiêu (tiếp thị mục tiêu) hay còn được gọi là phân khúc thị trường. Là chiến lược thị marketing chia thị trường thành các phân khác khác nhau. Sau đó tập trung nỗ lực marketing của bạn vào một hoặc một vài phân khúc chính. Bao gồm những khách hàng có nhu cầu và mong muốn phù hợp nhất với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thị trường mục tiêu có thể là chìa khóa để thu hút doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng. Hơn nữa giúp cho doanh nghiệp của bạn được thành công.
Phân khúc thị trường thành công giúp nâng cao hiệu quả của các nỗ lực marketing
Phân khúc thị trường dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ phương tiện truyền thông xã hội, email và các tiến bộ công nghệ khác.
Ba loại phân khúc thị trường phổ biến nhất thuộc nhóm nhân khẩu học, địa lý hoặc tâm lý học.
Marketing mục tiêu hoạt động như thế nào?
Vẻ đẹp của marketing mục tiêu là hướng dẫn nỗ lực tiếp thị của bạn vào các nhóm người tiêu dùng cụ thể. Giúp cho việc quảng bá, định giá và phân phối sản phẩm/dịch vụ của bạn dễ dàng hơn. Tiết kiệm chi phí đồng thời cung cấp thông tin cụ thể cho hoạt động tiếp thị mục tiêu của bạn. Đồng thời các chiến lược tiếp thị này sẽ đáp ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Các nền tảng truyền thông mạng xã hội, như: Facebook, LinkedIn, Twitter… Cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu người dùng dựa trên thị trường mục tiêu là yếu tố chính.
Ví dụ:
Một nhà hàng ăn tối nhắm thị trường mục tiêu đến những người theo dõi Facebook đã kết hôn hoặc đang hẹn hò. Nâng cao nhận thức về quảng cáo về gói nghỉ ngơi cuối tuần lãng mạn. Mặt khác, LinkedIn hướng đến B2B. Vì vậy bạn có thể nhắm thị trường mục tiêu bằng cách sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau. Như số lượng nhân viên, ngành, vị trí địa lý…
Nguyên lý hoạt động của marketing mục tiêu
Chiến lược marketing mục tiêu là gì?
Có thể hiểu chiến lược marketing mục tiêu như sau: Trong quá trình phát triển hoạt động, doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được khách hàng. Không đáp ứng được tất cả các nhu cầu khác nhau trên thị trường. Cùng với đó nhu cầu thị trường mục tiêu thì ngày càng đa dạng và phức tạp. Bởi hành vi người dùng ngày càng đa dạng.
Lúc này, chiến lược target marketing sẽ tập trung vào 1/nhiều phân khúc nhất định. Để doanh nghiệp dễ dàng phát triển một cách phù hợp nhất. Thay vì chỉ tập trung cho thị trường mục tiêu rộng lớn. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố phù hợp: chi phí, kênh phân phối và quảng cáo tiếp cận. Như vậy, chiến lược tiếp thị mục tiêu rất dễ dàng. Nó chỉ dễ hơn so với tiếp không có mục tiêu. Bạn phải cần biết và hiểu rõ hàng loạt kiến thức định nghĩa khác nhau.
Các loại chiến lược marketing mục tiêu
Tùy vào tiềm lực của nền kinh tế và nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Lựa chọn chiến lược target marketing khác nhau. Tùy đánh giá thực tế mà doanh nghiệp biết mình cần phải làm gì và lựa chọn như thế nào.
1. Chiến lược đa phân khúc
Là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều vào tiếp thị mục tiêu cùng 1 lúc. Nỗ lực để marketing vào từng tiếp thị mục tiêu đã chọn.
2. Chiến lược đơn phân khúc
Doanh nghiệp chọn 1 phân khúc duy nhất trên thị trường. Tập trung hết nguồn lực, kinh tế của mình để thực hiện chiến lược đó.
3. Chiến lược thị trường ngách
Là cách mà doanh nghiệp sẽ tìm kiếm từ thị trường mục tiêu có tiềm năng. Có khả năng sinh lời cao mà đối thủ ít đầu tư hoặc bỏ qua nó. Thường để xác định được thị trường ngách, doanh nghiệp chia thị trường mục tiêu thành nhiều phân khúc nhỏ để nhận dạng.
4. Chiến lược cá nhân khách hàng
Doanh nghiệp sẽ áp dụng các chương trình một cách tinh tế nhất. Để khách hàng thấy họ hiện hữu trong đó. Thỏa mãn tốt được nhu cầu và mong muốn của họ.
Lựa chọn chiến lược target marketing khác nhau
Để tồn tại và phát triển, nhiều công ty chuyển mình từ marketing tổng thể sang marketing mục tiêu. Để phát triển thì bạn cần:
Sự hấp dẫn của phân khúc thị trường mục tiêu
Một số tiêu chí để đo mức độ hấp dẫn của một phân khúc thị trường là:
Độ lớn của phân khúc (số lượng sản phẩm tiêu thụ hay khách hàng)
Mức độ tăng trưởng của phân khúc
Mức độ cạnh tranh trong phân khúc
Mức độ trung thành thương hiệu trong phân khúc
Mức độ chi phí tiếp thị ước tính để thâm nhập phân khúc
Tỉ lệ thị phần cần thiết để đạt được điểm hòa vốn
Tiềm năng bán hàng tại phân khúc này
Tỷ lệ lợi nhuận biên kỳ vọng tại phân khúc.
Nghiên cứu thị trường là phương pháp để thu thập được các loại thông tin này. Ví dụ: thông qua việc thấu hiểu được ý định mua sắm, số lượng sản phẩm tiêu dùng… Doanh nghiệp có thể ước lượng được tiềm năng thị trường cũng như doanh số kỳ vọng của công ty.
Nghiên cứu sở thích mua sắm của khách hàng
Sự phù hợp của marketing mục tiêu đối với doanh nghiệp
Marketing mục tiêu hiệu quả còn đánh giá qua những mục tiêu, chiến lược hay nguồn lực kinh doanh. Một số khía cạnh có thể dùng để đánh giá như:
Liệu doanh nghiệp có thể mang đến các sản phẩm vượt trội trong phân khúc này.
Liệu khi phục vụ thị trường này có ảnh hưởng gì tới hình ảnh của toàn doanh nghiệp hay không.
Nguồn lực và tài lực doanh nghiệp có đảm bảo cho việc thâm nhập vào thị trường này.
Phân khúc càng phù hợp với công ty thì mức độ hấp dẫn càng cao. Hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Các chiến lược lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu
Có nhiều cách để lựa chọn được phân khúc thị trường mục tiêu khác nhau. Có thể tham khảo một số chiến lược sau:
Lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu
1. Một phân khúc thị trường
Một phân khúc thị trường (Single Segment): chỉ hoạt động trong một phân khúc thị trường duy nhất bằng một phối thức tiếp thị duy nhất. Chiến lược này thường phù hợp cho các công ty nhỏ có nguồn lực hạn hẹp.
Nhiều doanh nghiệp chọn một phân khúc thị trường để làm đà, khởi động cho sự phát triển, mở rộng kinh doanh của mình trong tương lai.
Ví dụ: Bia Hà Nội chỉ lựa chọn đánh vào phân khúc Hà Nội và các tỉnh lân cận…
2. Một vài phân khúc chọn lọc
Một số phân khúc chọn lọc (Selective Specialization): chọn lọc một số phân khúc thị trường để hoạt động. Các phương pháp phối thức tiếp thị khác nhau sẽ được sử dụng cho các phân khúc thị trường khác nhau. Về mặt sản phẩm thì có thể giống nhau hoàn toàn hoặc khác nhau chút ít. Trong một số trường hợp chỉ có kênh phân phối và thông điệp tiếp thị là khác nhau.
Mô hình này rất phù hợp với các công ty có ít hoặc không có năng lực trong việc phối hợp các phân khúc thị trường khác nhau. So với mô hình tập trung bên trên thì mô hình này sẽ có tỷ lệ rủi ro ít hơn. Khi một khúc trong số phân khúc thị trường bị đe dọa bởi đối thủ cạnh canh, sức hấp dẫn không còn nữa, doanh nghiệp vẫn có thể phát triển và kinh doanh ở những phân khúc thị trường khác.
3. Chuyên môn hóa sản phẩm
Chuyên môn hóa sản phẩm (Product Specialiation): Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào một sản phẩm duy nhất. Hiệu chỉnh tính năng sao cho phù hợp với từng phân khúc thị trường mục tiêu.
Chẳng hạn: Kem đánh răng PS thực hiện chiến lược chuyên môn hóa về sản phẩm để đánh vào 3 đối tượng: Trẻ em có kèm hương dâu, thanh niên thì trắng răng, thơm miệng, người trung niên răng chắc khỏe bền vững…
4. Chuyên môn hóa thị trường
Chuyên môn hóa thị trường (Market Specialization): doanh nghiệp chỉ tập trung vào một thị trường mục tiêu duy nhất. Và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ.
Chẳng hạn: Điện thoại OPPO ra đời cách đây vài năm. Nhưng ngay từ khi ra mắt hãng điện thoại đã cho ra hàng loạt các mẫu. Có kiểu dáng trẻ trung, thanh lịch, sang trọng và đa màu sắc. Để nhóm đối tượng trẻ có thể thỏa sức thể hiện bản thân mình.
5. Bao phủ toàn thị trường
Bao phủ toàn thị trường (Full market Coverage): doanh nghiệp hướng đến việc phục vụ toàn thị trường. Chiến lược này có thể sử dụng qua việc sử dụng một chiến lược marketing cho toàn bộ thị trường (marketing đại trà) hoặc phối thức tiếp thị khác nhau cho từng phân khúc thị trường.
Với mô hình này, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu mỗi khách hàng về tất cả sản phẩm họ cần. Thông thường chỉ doanh nghiệp lớn mới có khả năng làm bao phủ thị trường như thế này.
Chẳng hạn: Cocacola tung ra sản phẩm nước giải khát cho toàn bộ các lứa tuổi…
Mình là Khoa. Hiện tại mình đang là CEO/Founder của Vina Marketing Online (VMO). Mình có hơn 5 năm kinh nghiệm về Website, SEO và Digital Marketing. Mình đã từng làm nhiều dự án về Website, SEO và Digital Marketing cho các tập đoàn hàng đầu tại Đà Nẵng như: Tân Á Đại Thành, The Deli, Viễn Kiệt, Adani... Hi vọng những thông tin chia sẻ đến bạn đọc có thể bổ sung thêm kiến thức cho bạn