ERP là gì? Công dụng và lợi ích của phần mềm ERP đối với doanh nghiệp 

Shape Image
Shape Image
ERP là gì? Công dụng và lợi ích của phần mềm ERP đối với doanh nghiệp 

Hiện nay có rất nhiều công cụ và nền tảng có thể giúp bạn tăng doanh thu hiệu quả trong thời gian ngắn hơn. Và một trong những loại nền tảng tốt nhất mà VMO muốn giới thiệu với bạn là phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP). Đây là phần mềm giúp tự động hóa quy trình quản lý về tài chính, hậu cần, nhân sự, bán hàng và các bộ phận khác yêu cầu có cơ sở dữ liệu tập trung nhằm tự động hóa nhiều quy trình của các doanh nghiệp. Hãy tiếp tục đọc nội dung dưới đây để hiểu thêm về ERP là gì và lợi ích mà nó mang lại. 

ERP: Giới thiệu về hệ thống ERP

ERP là gì – Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) là một trong các phần mềm giúp các doanh nghiệp có thể tập trung và quản lý nguồn tài nguyên dữ liệu và một số quy trình kinh doanh.

Phần mềm ERP hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc tổng hợp thông tin như là hồ sơ bán hàng, phân tích chiến lược tiếp thị, kiểm kê sản phẩm, v.v.. Nó giúp bạn quản lý những quy trình nhất định liên quan đến tài nguyên thông tin. Và những thông tin đó sẽ thông qua việc tự động hóa bằng tác vụ đơn giản.

Hệ thống ERP hoạt động như thế nào?

Hầu hết hệ thống ERP hoạt động chủ yếu bằng cách:

  • Cung cấp cơ sở dữ liệu trung tâm để lưu trữ các điểm dữ liệu của công ty
  • Đẩy và lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu trung tâm
  • Chia sẻ các điểm dữ liệu giữa các bộ phận, từ tài chính đến hậu cần
  • Cung cấp các kiểm soát nội bộ tốt hơn để có thể quản lý dữ liệu công ty và hệ thống tự động hóa các quy trình của công ty
Microsoft Dynamic ERP

Ví dụ về hệ thống ERP bạn có thể áp dụng như: Microsoft Dynamics đây là hệ thống được tích hợp để sử dụng dễ dàng trên những nền tảng như Word, Excel, PowerPoint. Hệ thống này cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng để làm các phân hệ như kiểm toán, quản lý kho, hay nó có thể đưa ra những phân tích để dự đoán các nhu cầu và quá trình triển khai số lượng hàng hoá cần đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng tiềm năng…

ERP đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp nào?

ERP là 1 trong những phần mềm có thể hầu như đáp ứng được cho mọi doanh nghiệp. Có thể là ít hoặc nhiều bởi vì doanh nghiệp nào cũng cần có một nơi có thể quản lý tài nguyên về thông tin như khách hàng của mình. ERP giúp việc kiểm soát và cung cấp thông tin đúng lúc. Giúp ích cho việc đưa ra những quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ví dụ: Một doanh nghiệp khi chạy chiến dịch kinh doanh. Họ sẽ cần nguồn tài nguyên thông tin về sản phẩm cần chạy quảng cáo, nó cần cung cấp cho đối tượng nào, hay các đối tượng đó mong muốn điều gì từ quá trình mua hàng trước đó,..

Với một chiến dịch lớn thì việc hoạch định, quản lý và xem xét tài nguyên thông tin là rất cần thiết. Hay chỉ đối với một doanh nghiệp bán lẻ. Nó cũng có thể được áp dụng để liệt kê danh sách các sản phẩm và số lượng tồn kho. Từ đó bạn sẽ biết được những mặt hàng nào mà khách hàng có nhu cầu mua nhiều. Sau đó tiến hành kiểm soát số lượng tồn kho còn lại. Thực hiện việc nhập hàng nhanh chóng. Bổ sung kịp lúc cho nhu cầu của sắm của khách hàng nếu cần thiết.

Những bộ phận cần đến phần mềm ERP có thể kể đến như là:

  • Bán hàng
  • Tiếp thị
  • Kế toán
  • Nguồn nhân lực
  • Tài chính
  • Và nhiều hơn thế nữa…

Làm sao để xác định được liệu doanh nghiệp của bạn có cần hệ thống ERP hay không?

Để biết rằng doanh nghiệp của bạn có cần hệ thống ERP hay không. Bạn có thể đặt những câu hỏi và tìm hiểu liệu nó có đáp ứng hết được mong muốn đó của bạn hay không. Bạn có thể đặt những câu hỏi như sau:

  • Nguồn dữ liệu của chúng tôi có được cung cấp thường xuyên và  chính xác không?
  • Nó có tích hợp được với ngăn xếp công nghệ của chúng tôi hay không?
  • Chúng tôi có phải phụ thuộc việc tiếp nhận và quản lý dữ liệu ở nhiều nơi hay không?

Việc đưa nó vào ngăn xếp công nghệ giúp bạn có thể xem xét lượng thời gian, tiền bạc và các nỗ lực của doanh nghiệp. Cần làm sao để giải pháp công nghệ hiện tại ứng dụng ERP. Nó sẽ hoạt động hiệu quả và phù hợp hơn với việc quản trị doanh nghiệp. Đảm bảo sẽ mang lại các giải pháp tốt hơn cho doanh nghiệp. 

Lý do doanh nghiệp của bạn nên sử dụng nền tảng ERP

1. Nhằm kết nối các vị trí từ xa của doanh nghiệp

Kết nối các doanh nghiệp từ vị trí xa

Việc doanh nghiệp của bạn có nhiều cửa hàng hoặc nhiều văn phòng được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau ở nhiều khu vực. Phần mềm ERP là một cách tuyệt vời để đảm bảo các tài nguyên ở tất cả các địa điểm đó được đồng bộ với nhau. Phần mềm ERP sẽ cho phép bạn tập hợp các dữ liệu của tất cả các địa điểm lại với nhau. Nó cho phép bạn có các tài nguyên về thông tin để đưa ra các phân tích dữ liệu. Bằng cách sử dụng hệ thống ERP để so sánh hiệu quả kinh doanh của tất cả các chi nhánh với nhau. Hoặc đưa ra cái nhìn tổng thể của tất cả địa điểm kinh doanh của bạn.

2. Giúp doanh nghiệp tập trung dữ liệu của các phòng ban với nhau

Phần mềm ERP không chỉ hữu ích cho việc tập trung dữ liệu từ những địa điểm kinh doanh khác nhau. Đó còn là công cụ tuyệt vời để kết nối các tài nguyên từ tất cả các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp của bạn. Bằng cách này các phòng ban sẽ đều có được những cơ sở dữ liệu hữu ích. Nó phục vụ cho việc tạo các kế hoạch tiếp thị hiệu quả. 

Tập trung các dữ liệu của các phòng ban với nhau

Việc nắm bắt được tài nguyên thông tin từ các phòng ban giúp họ hiểu các vấn đề khác nhau. Để tìm ra giải pháp tốt nhất có thể giải quyết hết các vấn đề phát sinh. Và đương nhiên nếu các phòng ban của công ty bị cô lập các thông tin. Thì rất khó để mỗi phòng ban có thể đưa ra được quyết định chuẩn xác nhất. Hệ thống ERP sẽ cung cấp quyền truy cập cho những đại diện bán hàng, những nhà tiếp thị. Họ có thể vào tất cả dữ liệu có liên quan. Nó phục vụ cho việc cải thiện hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.

3. Giúp tự động hoá các quy trình kinh doanh hạn chế nguồn lực cho doanh nghiệp ERP

Tự động hoá quy trình kinh doanh

Lợi ích đáng kể của phần mềm ERP là tự động hóa các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. ERP có thể giúp bạn hoàn thành các công việc mà bình thường bạn phải tốn khá nhiều thời gian thực hiện thủ công. Nó có thể bao gồm việc tự cập nhật thông tin trên trang web qua các sử đổi hiện tại của bạn. Bạn có thể tự động hóa nhiều nhiệm vụ cho doanh nghiệp của bạn như:

  • Điều chỉnh ngân sách
  • Bảng lương và hồ sơ việc làm
  • Xử lý đơn hàng
  • Và nhiều hơn nữa!

Với việc các quy trình tự đọng hoá bạn có thể hạn chế nguồn lực doanh nghiệp. Nhân viên của bạn sẽ có nhiều thời gian để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn. Giúp doanh nghiệp của bạn tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và tạo ra nhiều doanh thu hơn.

Để áp dụng ERP hiệu quả hơn thì hãy ứng dụng nó với tiếp thị kỹ thuật. Nó hỗ trợ các doanh nghiệp có thể quản lý khách hàng tiềm năng và bán hàng hiệu quả hơn.

Sử dụng ERP với tiếp thị kỹ thuật số của doanh nghiệp

Việc ứng dụng ERP với tiếp thị kỹ thuật số giúp doanh nghiệp tạo ra được quy trình chuyển đổi có hiệu quả. Cải thiện được chất lượng thông qua các tác động của khách hàng tiềm năng truy cập trang web của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn phát triển được trang web mạnh mẽ tạo chiến lược tiếp thị kỹ thuật số vững chắc cho doanh nghiệp. Và việc áp dụng ERP cho doanh nghiệp mang lại:

1. Cải thiện được trải nghiệm người dùng

Một trong những cách đầu tiên mà ERP có thể hỗ trợ việc tiếp thị kỹ thuật là nâng cao và cải thiện được trải nghiệm của người dùng trên trang web của bạn hay các nền tảng số khác. ERP giúp doanh nghiệp có thể tự động hóa các nhiệm vụ còn thiếu cho việc tập trung vào khách hàng. Nhằm tối ưu nhiệm vụ để cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.  Và đối với tiếp thị có thể thúc đẩy các cải tiến về thiết kế web giúp người dùng trải nghiệm và tương tác tốt hơn với trang web của bạn.

Cải thiện trải nghiệm người dùng tốt

Ngoài ra, hệ thống ERP còn có thể giúp bạn có được thông tin người dùng có giá trị trên trang web. Điều này giúp bạn xác định khách hàng đang quan tâm điều gì trong trang web. Sau đó cải thiện và đưa ra các hành động thúc đẩy hiệu quả đối với khách hàng tiềm năng.

2. Hút lưu lượng truy cập vào trang web của bạn 

Mục đích sử dụng ERP của bạn chủ yếu tập trung vào việc hiểu, đánh giá và đưa ra phân tích về dữ liệu kinh doanh của bạn. Trang web của bạn là nơi bạn có thể thu thập dữ liệu về:

  • Những người dùng đã ghé thăm trang web của bạn
  • Người dùng ở lại trang web của bạn bao lâu
  • Những trang nào mà người dùng quan tâm nhất
  • Yếu tố nào giúp thúc đẩy hành động chuyển đổi của khách hàng nhiều nhất 
  • Và nhiều hơn nữa…
Hút lưu lượng truy cập vào trang web của bạn

Rất nhiều dữ liệu sẽ được phân tích từ trang web của bạn. Và điều quan trọng là phải tối đa hóa được lưu lượng truy cập trong trang web của bạn. Bằng cách phân tích nhiều thông tin về lưu lượng truy cập. Bạn sẽ có các đề xuất về cách để thu hút người dùng truy cập vào trang web của mình và giữ họ ở lại trên trang web của bạn. Bạn sẽ có thể sử dụng các phân tích thông tin đó để đưa ra quyết định hành động để cải thiện hoạt động tiếp thị tốt hơn. Điều đó có thể giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web của bạn tăng lên đáng kể.

3. Tạo khách hàng tiềm năng có nhiều chuyển đổi

Tất nhiên là việc thực hiện một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số mạnh mẽ. Nó phải đảm bảo thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng có thể chuyển đổi thành khách hàng nhiều nhất. Nó có thể được thực hiện từ việc đăng ký gửi các thông tin của sản phẩm qua email > dùng thử> chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Tạo khách hàng tiềm năng có nhiều chuyển đổi

Tất nhiên qua việc sử dụng ERP để phân tích dữ liệu. Bạn sẽ có nhiều đề xuất cho việc tạo nhiều sự thúc đẩy chuyển đổi của khách hàng hiệu quả. Hệ thống ERP của bạn cũng có thể cải thiện chất lượng tiếp thị của bạn. Dựa trên những phân tích dữ liệu của doanh nghiệp từ hệ thống ERP của bạn. Bạn sẽ có thể đưa các đề xuất điều hướng cho khách hàng. Thu hút nhiều khách hàng có hành động chuyển đổi tốt cho doanh nghiệp. 

Kết luận 

Việc sử dụng nền tảng hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thể tự động hoá các quy trình. Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đủ điều kiện chuyển đổi và cải thiện khả năng kinh doanh hiệu quả.

Đánh giá post

Tác giả bài viết

Đoàn Văn Khoa

Đoàn Văn Khoa

Mình là Khoa. Hiện tại mình đang là CEO/Founder của Vina Marketing Online (VMO). Mình có hơn 5 năm kinh nghiệm về Website, SEO và Digital Marketing. Mình đã từng làm nhiều dự án về Website, SEO và Digital Marketing cho các tập đoàn hàng đầu tại Đà Nẵng như: Tân Á Đại Thành, The Deli, Viễn Kiệt, Adani... Hi vọng những thông tin chia sẻ đến bạn đọc có thể bổ sung thêm kiến thức cho bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Facebook