Shape Image
Shape Image
Chiến lược bán hàng đa kênh có lợi cho doanh nghiệp

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến sau đại dịch COVID-19. Bán hàng đa kênh nó đã trở thành một thứ bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử thành công. Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp của các phần mềm bán hàng online.

Hãy cùng VMO Agency khám phá thêm nội dung này nhé!

Mục lục bài viết

Bán hàng đa kênh là gì?

Bán hàng đa kênh là chiến lược bán hàng thương mại điện tử. Nó cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng giữa các kênh. Loại hình này cho phép người bán bán hàng qua nhiều kênh như: máy tính, điện thoại di động và cửa hàng trực tiếp.

Cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng giữa các kênh
Cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng giữa các kênh

Sử dụng mỗi kênh nhất định và thể hiện nhận thức về giai đoạn riêng lẻ của họ trong vòng đời của khách hàng. 

Khách hàng có thể mua hàng ở bất cứ đâu. Đa kênh giải thích cho sự lan tỏa giữa các kênh. Mang lại trải nghiệm cho khách hàng trong và giữa các kênh.

Về bản chất:

  • Đa kênh loại bỏ ranh giới giữa các kênh bán hàng và tiếp thị khác nhau. Để tạo ra một tổng thể thống nhất, tích hợp.

Thay cho cách tiếp cận đa ngôn ngữ. Bán hàng đa kênh hợp nhất thế giới để hiển thị các ưu đãi, sản phẩm và thông điệp được cá nhân hóa:

  • Trang web
  • Email
  • Quảng cáo được nhắm mục tiêu lại
  • Tiếp thị trên mạng xã hội
  • Các vị trí thực tế

Bán hàng đa kênh có 2 dạng:

  • Multi-channel
  • Omni-channel

Mô hình bán hàng đa kênh Multi-channel

Multi-channel là mô hình bán hàng bằng nhiều kênh khác nhau, có thể là Online hoặc Offline. Trong đó, có 5 kênh bán hàng phổ biến nhất là: 

  • POS: Các cửa hàng bán lẻ.
  • Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo…
  • Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google.
  • Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng.
  • Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên.
Mỗi kênh bán hàng sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý tách biệt hoàn toàn
Mỗi kênh bán hàng sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý tách biệt hoàn toàn

Đặc điểm:

  • Mỗi kênh bán hàng sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý tách biệt hoàn toàn. Sự riêng biệt này khiến mô hình mất đi sự liên kết giữa các kênh với nhau.

→ Đôi khi các chương trình khuyến mãi và những sự thay đổi về thông tin sản phẩm. Sẽ không được thực hiện đồng bộ và nhất quán giữa các kênh bán hàng.

  • Mô hình bán hàng đa kênh Multi-channel đòi hỏi doanh nghiệp phải dành ra nhiều thời gian và chi phí. Để vận hành các kênh bán hàng một cách trơn tru và liền mạch.

Mô hình bán hàng đa kênh Omni-channel

Omni-channel là mô hình bán hàng đa kênh như:

  • Website
  • Mạng xã hội
  • Điểm bán lẻ
  • Affiliate
Các kênh có sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và vận hành
Các kênh có sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và vận hành

Đặc điểm:

  • Nhìn chung, những kênh này tương tự với mô hình Multi-channel. Điểm khác biệt là các kênh có sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và vận hành.
  • Tất cả các thông tin sản phẩm và chương trình bán hàng đều được phổ biến, áp dụng tại tất cả các kênh. Điều này đã góp phần gia tăng trải nghiệm đa kênh của khách hàng. Giúp việc quản lý trở nên đơn giản hơn.
  • Do đó, Omni-channel được nhiều người sử dụng hơn. Giải pháp này sẽ lấy khách hàng làm trọng tâm, kết nối tất cả các kênh bán hàng thành một chuỗi khép kín.

Lợi ích của bán hàng đa kênh

#1. Gia tăng doanh số

  • Khách hàng hiện nay có xu hướng sử dụng kênh online như một công cụ chính để mua hàng. Càng có nhiều kênh bán hàng, doanh nghiệp càng dễ tiếp cận nhiều người mua hơn.
  • Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay. Ngày càng nhiều khách hàng có thói quen mua hàng online tại Facebook, website, kênh thương mại điện tử… Từ đó, doanh số sẽ tăng nhiều hơn so với việc chỉ kinh doanh tại một kênh duy nhất.

#2. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

  • Trải nghiệm mua hàng tuyệt vời tại tất cả các kênh bán hàng của doanh nghiệp. Đây là mong muốn lớn nhất của khách hàng. Họ mong rằng có thể tìm kiếm các sản phẩm trên mọi nền tảng. Và được hưởng những dịch vụ tốt như nhau trên các kênh bán hàng.
  • Thay vì phải đến các điểm bán lẻ, người mua giờ đây dễ dàng tiếp cận dịch vụ, hàng hóa trên các kênh online. Vừa thuận tiện, vừa nhanh chóng mà vẫn có được những lợi ích tương đương khi mua hàng trực tiếp.

#3. Thu thập và phân tích thông tin khách hàng

  • Nhờ vào các thông tin về khách hàng được thu thập trên các kênh, bạn hoàn toàn có thể thu thập và phân tích hành vi người mua.
  • Từ đó, đưa ra những chiến lược bán hàng, marketing phù hợp.
Lợi ích tối đa
Lợi ích tối đa

Xu hướng bán hàng đa kênh hiệu quả nhất hiện nay

#1. Tăng trải nghiệm mua hàng trên website với AR

  • Không được nhìn trực tiếp và thử sản phẩm. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất khi khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm online.
  • Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thực tế ảo để tăng trải nghiệm khách hàng. Người mua sẽ được thử mặt hàng đó xem có hợp với mình hay không trước khi mua.
Trải nghiệm AR
Trải nghiệm AR

Ví dụ:

  • L’Oreal – một công ty chuyên sản xuất và phân phối mỹ phẩm cho nữ giới đã áp dụng thành công AR.
  • Họ cho phép khách hàng tải hình ảnh lên, và thử đồ trang điểm trên chính gương mặt họ. Cụ thể như son môi, phấn nền…
  • Khách hàng sẽ biết được đâu là sản phẩm phù hợp nhất với mình.

#2. Trải nghiệm thanh toán trực tuyến thông qua các kênh

  • Trong thời đại hiện nay, việc mua sắm và thanh toán không tiếp xúc đang trở thành một xu hướng phát triển không ngừng.
  • Mua sắm online, việc giao dịch bằng ví điện tử như Momo, Zalo Pay, Shopee Pay hay ứng dụng ngân hàng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến.
  • Đối với các cửa hàng offline, ngày càng nhiều người lựa chọn hình thanh toán trực tuyến. Chỉ cần quét mã QR bằng điện thoại. Và nhập số tiền trên hóa đơn là khách hàng có thể hoàn thành giao dịch chỉ trong vài giây.
Thanh toán không tiếp xúc đang trở thành một xu hướng phát triển không ngừng
Thanh toán không tiếp xúc đang trở thành một xu hướng phát triển không ngừng

#3. Livestream bán hàng

  • Sử dụng live stream là một xu hướng nổi bật trong bán hàng đa kênh. Người bán sẽ quay trực tiếp và review sản phẩm của họ. Người mua tương tác với người bán hàng bằng cách bình luận ở phía dưới video trực tiếp đó.
  • Bằng cách này, khách hàng sẽ được thấy sản phẩm rõ hơn. Cũng như biết về công dụng của chúng thông qua lời quảng cáo, giới thiệu của người bán.

#4. Kinh doanh qua mạng xã hội

  • Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo giờ đây không chỉ là nơi trao đổi, giao lưu, giải trí. Mà còn là công cụ tối ưu đối với các doanh nghiệp, cửa hàng.
  • Người bán có thể sử dụng Facebook Shop hay Instagram Shopping như một kênh bán hàng hiệu quả. Khách hàng có thể vừa lướt mạng xã hội, vừa mua hàng trực tiếp trên đó. Người bán cũng dễ dàng tiếp cận nhiều khách hàng hơn. 

#5. Video trở thành công cụ tối ưu

  • Với sự phát triển của Tik Tok, những video ngắn dần trở thành xu hướng giải trí. Tiếp cận được một lượng lớn khách hàng.
  • Người bán có thể sử dụng video như một công cụ giúp quảng bá và kinh doanh sản phẩm của mình.
  • Những video nên ngắn dưới 1 phút, có nội dung thu hút, cô đọng. Bạn có thể dùng Tik Tok hoặc các phần mềm quay chỉnh video. Để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm và đăng trên các nền tảng xã hội.

Những lầm tưởng về bán hàng đa kênh mà bạn nên làm rõ

Có một vài quan niệm sai lầm phổ biến về bán hàng đa kênh mà bạn nên làm sáng tỏ.

Sai lầm phổ biến
Sai lầm phổ biến

Đầu tiên:

  • Một số người nghĩ rằng đa kênh có nghĩa là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau trên tất cả các kênh. Trường hợp này chưa chắc.
  • Thay vào đó, nó chỉ đề cập đến việc sử dụng nhiều kênh để tiếp cận khách hàng của bạn.

Thứ hai:

  • Những người khác nghĩ rằng bán hàng đa kênh đòi hỏi nhiều công việc, nhân viên và đầu tư cơ sở hạ tầng.
  • Mặc dù có thể có một số chi phí bổ sung liên quan đến việc thiết lập chiến lược đa kênh. Nhưng về lâu dài, lợi ích sẽ vượt xa chúng.
  • Các nhà bán lẻ có thể áp dụng khuôn khổ 4 bước để hỗ trợ cộng tác viên cửa hàng bán lẻ.

Thứ ba: 

  • Một số người cho rằng đa kênh chỉ dành cho doanh nghiệp lớn, có nhiều nguồn lực. Điều này cũng không đúng.
  • Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể áp dụng chiến lược đa kênh. Vì vậy không có lý do gì để chần chừ nếu bạn đang nghĩ đến việc triển khai chiến lược này.

Thứ tư:

  • Một số người nghĩ rằng đa kênh quá phức tạp để họ hiểu.
  • Mặc dù chắc chắn có một số phức tạp liên quan đến việc thiết lập và quản lý chiến lược đa kênh. Nhưng không có gì là bạn không thể học được với một chút nỗ lực.

Thứ năm:

  • Một số người tin rằng đa kênh chỉ là một xu hướng và cuối cùng nó sẽ biến mất.
  • Mặc dù có thể có một số sự thật về điều này. Nhưng không có cách nào để biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
  • Trong thời gian chờ đợi, tại sao không tận dụng tất cả những lợi ích mà đa kênh mang lại?

Cách thực hiện bán hàng đa kênh hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Lựa chọn và xây dựng các kênh bán hàng

  • Việc đầu tiên là lựa chọn, xây dựng và tối ưu các kênh bán hàng, đặc biệt là kênh online. Chúng có thể là Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử, website bán hàng đa kênh… Tùy theo đối tượng khách hàng, sản phẩm và nguồn ngân sách mà doanh nghiệp lựa chọn kênh bán hàng phù hợp.
  • Tuy nhiên, để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Công ty nên dùng nhiều kênh bán hàng trực tuyến phổ biến nhất có thể. Nếu sử dụng các điểm bán lẻ thì càng tốt.

2. Tạo sự đồng bộ giữa các kênh

  • Tùy từng kênh bán hàng khác nhau mà doanh nghiệp sử dụng các phương án tối ưu riêng biệt.
  • Tuy nhiên, các kênh đó phải có một chủ đề thống nhất xuyên suốt. Thể hiện rõ tính chất, đặc điểm và tầm nhìn doanh nghiệp.
  • Chủ cửa hàng nên lưu ý đến các yếu tố như như hình ảnh rõ nét, video sinh động, nội dung chuẩn SEO… Nhằm đảm bảo đem đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.

3. Thiết kế một chiến lược đa kênh

  • Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp nên áp dụng một vài chiến lược bán hàng hiệu quả trên mọi nền tảng.
  • Ví dụ như tặng hàng dùng thử, bán chéo (cross-selling), bán hàng gia tăng (up-selling)
  • Việc dùng các nghệ thuật bán hàng đa kênh thông minh, khéo léo sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn. cũng như tăng doanh thu cho chính cửa hàng của mình.
Thực hiện bán hàng nhiều kênh
Thực hiện bán hàng nhiều kênh

Quy trình bán hàng đa kênh tốt nhất cho mọi doanh nghiệp

Bước 1: Phân tích và tìm hiểu khách hàng

Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Nếu muốn sử dụng nền tảng bán hàng đa kênh hiệu quả. Bạn phải thật sự am hiểu tâm lý và hành vi tiêu dùng của người mua.

Dựa vào những dữ liệu nội bộ mà công ty bạn thu thập được, cũng như báo cáo và số liệu từ thị trường. Doanh nghiệp sẽ phác họa được chân dung khách hàng rõ nét. Từ đó, công ty sẽ biết được đâu là phương pháp tiếp cận tốt nhất và đưa ra một chiến lược phù hợp.

Bước 2: Phân loại khách hàng

Mỗi khách hàng sẽ có đặc điểm khác nhau. Việc của người bán đó chính là phân loại được từng nhóm đối tượng khách hàng. Tìm hiểu xem đâu là nhóm quan trọng nhất và tập trung nhiều vào họ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu hành trình mua hàng của từng nhóm. Để phân tích hành vi mua hàng và nghiên cứu xem đâu là giai đoạn khách hàng gặp vấn đề.

Công ty có thể áp dụng mô hình phễu marketing AIDA, giúp việc nghiên cứu hành trình mua hàng tốt hơn. Theo mô hình, quy trình mua hàng gồm có 4 giai đoạn:

  • Chú ý (Attention)
  • Gây thích thú (Interest)
  • Mong muốn (Desire) 
  • Ra quyết định (Action).
Mô hình AIDA
Mô hình AIDA

Bước 3: Lựa chọn và xây dựng các kênh bán hàng

Tiếp theo doanh nghiệp phải tìm hiểu và lựa chọn các kênh bán hàng phù hợp.

Sau khi chọn lựa được nền tảng bán hàng đa kênh phù hợp. Công ty cần lên kế hoạch xây dựng nội dung cho từng kênh và thực hiện việc bán hàng cho chúng. Hãy nhớ rằng bạn phải sử dụng một chủ đề thống nhất, xuyên suốt các kênh. Và áp dụng chung một chương trình khuyến mãi, chế độ chăm sóc khách hàng.

Bước 4: Cá nhân hóa

Khách hàng luôn mong muốn mua một sản phẩm có đặc điểm, tính chất liên quan đến họ. Thậm chí, nhiều người sẵn sàng bỏ nhiều chi phí hơn để sở hữu các mặt hàng mang tính cá nhân hóa.

Mặt hàng mang tính cá nhân hóa
Mặt hàng mang tính cá nhân hóa

Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu từng nhóm khách hàng và xây dựng phương án cá nhân hóa các sản phẩm của mình. Bạn có thể không cần tạo ra mặt hàng mới.

Chỉ cần vận dụng một vài phương pháp như gợi ý các sản phẩm liên quan, hoặc các mặt hàng “khách hàng có thể thích”. Thay vì phải tìm hiểu mua từng sản phẩm khác nhau. Khách hàng có thể mua ngay gói sản phẩm đáp ứng mong muốn của họ.

Bước 5: Quản lý bán hàng đa kênh

Do kinh doanh tại nhiều nền tảng khác nhau, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý bán hàng đa kênh sao cho hiệu quả. Bạn cần tìm xem đâu là phương án tối ưu giúp thống nhất và đồng bộ sản phẩm. Cũng như thông tin đơn hàng, tránh cho việc bị nhầm lẫn hàng hóa hay thất lạc đơn.

Thường các doanh nghiệp sẽ xây dựng một website kinh doanh và tích hợp với các phần mềm bán hàng đa kênh khác.

Bước 6: Theo dõi và kiểm tra các chỉ số

Doanh nghiệp cần lựa chọn đâu là các chỉ số quan trọng. Ảnh hưởng đến việc kinh doanh, theo dõi và phân tích chúng. Để nhanh chóng phát hiện vấn đề phát sinh. Ngoài ra các chỉ số này cũng chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xây dựng được mục tiêu và tương lai.

Các phần mềm bán hàng online tốt nhất hiện nay

Để tăng hiệu quả kinh doanh, các công ty nên sử dụng hệ thống bán hàng đa kênh phù hợp với mình. Hiện nay trên thị trường có một vài phần mềm có chất lượng tốt mà giá thành phải chăng.

#1. Phần mềm bán hàng online Haravan

Nổi tiếng là một trong những giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả. Haravan được nhiều nhà kinh doanh tin tưởng sử dụng.

Phần mềm bán hàng Haravan
Phần mềm bán hàng online Haravan

Các đặc điểm nổi bật:

  • Quản lý khách hàng: các thông tin khách hàng trên nền tảng online và offline sẽ được đồng bộ hóa. Từ đó, doanh nghiệp hiểu rõ đặc điểm, hành vi mua sắm và nhu cầu của khách hàng.
  • Xử lý đơn hàng: Với Haravan, doanh nghiệp có thể nhận và hoàn thành đơn hàng online nhanh chóng.
  • Quản lý vận chuyển: Phần mềm của Haravan sẽ tích hợp với dịch vụ của các đơn vị vận chuyển. Doanh nghiệp có thể theo dõi tình trạng giao hàng.
  • Quản lý hàng tồn kho: Các thông tin hàng hóa còn lại trong kho sẽ được cập nhật thường xuyên.
  • Tạo báo cáo: thu thập và báo cáo các dữ liệu liên quan đến doanh thu một cách chính xác, chi tiết.

#2. Phần mềm bán hàng online KiotViet

Phần mềm KiotViet khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với giao diện dễ nhìn, tính năng dễ sử dụng. KiotViet sẽ là sự lựa chọn hợp lý với nhiều công ty.

Phần mềm bán hàng KiotViet
Phần mềm bán hàng online KiotViet

Các đặc điểm nổi bật gồm:

  • Thiết lập và xây dựng chương trình khuyến mại
  • Quản lý hàng hóa: doanh nghiệp có thể kiểm tra và giám sát các thông tin sản phẩm với số lượng không giới hạn.
  • Lưu trữ thông tin bằng điện toán đám mây.
  • Phiên bản di động thân thiện với người dùng.
  • Tích hợp với nhiều thiết bị khác: máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,..

#3. Phần mềm bán hàng online Sapo

Đây là một trong những nền tảng quản lý bán hàng đa kênh phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là với những bên kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ.

Phần mềm bán hàng Sapo
Phần mềm bán hàng online Sapo

Các tính năng nổi bật gồm có:

  • Quản lý vận chuyển: Tích hợp với các đơn vị vận chuyển. Từ đó, kiểm tra được tình trạng giao hàng.
  • Tích hợp với Facebook: Người sử dụng có thể quản lý các hoạt động kinh doanh, tương tác với khách trên Facebook.
  • Thanh toán và tạo đơn hàng nhanh chóng.
  • Tích hợp với nhiều thiết bị khác: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,..
  • Quản lý hàng tồn kho: Thông tin hàng tồn kho được cập nhật đầy đủ từng ngày. Ngoài ra, phần mềm còn kiểm tra số lượng hàng được xuất, nhập kho một cách chi tiết.

Kết luận

Nếu bạn đang muốn dẫn đầu xu hướng, thì bán hàng đa kênh mang đến khả năng đạt được mức độ sẵn có cao hơn. Tăng doanh số bán hàng và lưu lượng truy cập. Đồng thời tích hợp tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng.

Tiếp thị và thương mại đa kênh sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích giúp doanh nghiệp của bạn phát triển.

Đánh giá post

Tác giả bài viết

Đoàn Văn Khoa

Đoàn Văn Khoa

Mình là Khoa. Hiện tại mình đang là CEO/Founder của Vina Marketing Online (VMO). Mình có hơn 5 năm kinh nghiệm về Website, SEO và Digital Marketing. Mình đã từng làm nhiều dự án về Website, SEO và Digital Marketing cho các tập đoàn hàng đầu tại Đà Nẵng như: Tân Á Đại Thành, The Deli, Viễn Kiệt, Adani... Hi vọng những thông tin chia sẻ đến bạn đọc có thể bổ sung thêm kiến thức cho bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Facebook